Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Cái tốt nhất mà bạn có được chính là nhân phẩm

Chúng ta quay về đi, chim chóc đang bay lượn nhiều thế kia, chắc chắn là có con đang ở trên cây hạnh nhân lấy quả rồi, chúng ta đi đến đó quấy nhiễu chúng là chuyện nhỏ nhưng chúng chẳng may ngã xuống lại là chuyện lớn”.
Thế là thầy phong thủy nói với anh ta: “Không cần phải xem phong thủy của nhà anh nữa, chỉ cần thấy anh như vậy là đã biết nhà anh làm gì cũng đều sẽ thuận lợi rồi.
”Anh ta rất khó hiểu liền hỏi lại, thầy phong thủy trả lời: “Anh không biết sao? Trên đời này phong thủy tốt nhất chính là nhân phẩm!”
Những chuyện về “phong thủy tốt nhất là nhân phẩm” trong xã hội chúng ta không phải là ít.
Con gái một người bạn của tôi tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Hàn Quốc và học thêm cả chuyên ngành thương mại quốc tế ở một trường đại học không phải là có danh tiếng. Khi phỏng vấn xin việc, vào đến vòng cuối cùng, có ba người đồng hành, một người tốt nghiệp đại học Chiết Giang, đã từng sang Hàn Quốc du học 6 tháng, còn một người tốt nghiệp đại học Sơn Đông, cũng là chuyên ngành tiếng Hàn. Tại buổi phỏng vấn, cô bé không ngừng giúp đỡ một cách thân thiện hai người kia trong việc đưa ra các ý kiến hay là trả lời những câu hỏi.
Cuối cùng đến lượt cô bé, người phỏng vấn hỏi:
“Bạn chẳng lẽ không biết rằng hai người kia đều là đối thủ của mình hay sao? Nếu một trong hai người họ trúng tuyển thì bạn sẽ là người bị loại.
Cô bé cười cười và nói: “Tôi biết rõ điều đó, nhưng tôi cảm thấy rằng vị trí này thích hợp cho họ hơn là cho tôi.”
“Mối quan hệ mạnh nhất” chính là nhân phẩm!
“Bạn nói sao?”
“Bởi vì trong hai người họ, một người có kinh nghiệm hơn tôi còn người kia có năng lực hơn tôi, đó chẳng phải là những nhân tài mà các vị đang cần sao?” Tuy nhiên người phỏng vấn lại nói với cô bé rằng:
“Đúng, chúng tôi cần một nhân tài như vậy, nhưng còn cần người có nhân phẩm như bạn hơn, bạn đã trúng tuyển!”
Sau một thời gian công tác, bởi vì cô bé có khẩu ngữ tốt, lại học qua ngành thương mại quốc tế, nên rất nhanh chóng được chuyển sang bộ phận nhân sự. Cô con gái này của bạn tôi không chỉ có tướng mạo bình thường mà còn có vóc dáng thấp bé, cho nên đã có người hỏi cô bé rằng:“Bạn có bằng cấp như vậy, vóc dáng như vậy mà lại được chuyển tới bộ phận nhân sự nhanh như thế, chắc hẳn phải có nhiều mối quan hệ mạnh lắm?” Cô bé chỉ cười mà không nói gì.
Chẳng qua là, mối quan hệ mạnh cũng không qua được phẩm chất tốt, hết thảy những thành công đều là thành công của đối nhân xử thế. Cho nên, vô luận làm gì, hay ở nơi đâu, bạn đều cần phải căn cứ lương tâm làm người, coi trọng đức và hiểu lễ nghĩa, tích cực tiến tới. Như vậy, nếu bạn không thể làm thành một sự nghiệp lớn thì bạn cũng có thể làm được việc “không hổ thẹn với trời đất, không hổ thẹn với lương tâm

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Họ giàu còn tôi nghèo, vì sao nhỉ?

“Làm ra tiền đã khó, tiêu tiền còn khó hơn”

Bạn nghĩ “tiêu tiền thì khó gì? Cứ đưa đây tôi tiêu hộ”. Tư duy chưa làm ra tiền đã nghĩ đến cách tiêu cho hết hoặc gửi tiết kiệm sẽ khiến bạn chẳng bao giờ có xu nào để mà tiêu. Với người giàu có, tiền luôn là thứ biết “đẻ” chứ không phải “có đồng nào xào đồng đấy”. Nếu như đồng tiền có thể sinh ra lợi nhuận, thì đó mới là tài sản, còn nếu như bạn dùng nó để mua một ngôi nhà thật to để ở, một cách ô tô thật đắt tiền để làm phương tiện đi lại, thì đó gọi là tiêu sản, vì nó không sinh ra lợi nhuận (theo sách “Dạy con làm giàu” của tỷ phú người Mỹ gốc Nhật Robert Kyosaki).
Hãy nhìn vào những tấm gương “giàu xổi” ở Việt Nam: giàu do trúng số, giàu do bán đất, giàu do thừa kế…và xem những bài học nhãn tiền từ việc tiêu tiền không động não của họ. Bạn sẽ lý giải được việc vì sao người giàu cứ giàu, còn người nghèo bỗng chốc được giàu lại trở nên tay trắng.


Từ khóa quan trọng: Tìm kênh đầu tư và luân chuyển tiền.

Vì sao họ giàu còn tôi lại nghèo?
Họ luôn kiên nhẫn

Đây là một bài học mà những người trẻ khởi nghiệp phải luôn luôn khắc cốt ghi tâm. Tư duy đánh nhanh thắng gọn chưa bao giờ là một “cuộc chơi” khôn ngoan của những doanh nhân thành đạt. Tại sao những doanh nhân Việt có những “chiêu” đầu tư rất dài hạn và chỉ nhìn thấy kết quả ở thì tương lai xa mà họ vẫn đầu tư? Trồng hạt mắc ca, trồng cao su…là bởi vì họ có thói quen kiên nhẫn và kiên định với quyết định của họ. Sự kiên nhẫn trong tất cả mọi công việc luôn cho ta một kết quả tốt, phần lớn là như thế!

Họ rất tập trung và luôn làm những cái mà họ giỏi nhất

Người thành công luôn tập trung vào một chuyên môn mà mình giỏi nhất, những việc còn lại họ sẽ tìm người giỏi và thuê họ làm chứ họ không tham lam làm tất cả mọi việc.

Chìa khóa thành công của một ông chủ luôn là tìm người giỏi, đặt họ vào vị trí với mức đãi ngộ xứng đáng, quản lý tốt và sát sao mọi chuyện.

Vì sao họ giàu còn tôi lại nghèo?
Họ có “máu liều”

Không phải sự liều lĩnh được ăn cả ngã về không mà đó là một cuộc chơi về trí tuệ và cách vượt qua sự “chắc ăn” của chính mình. Họ hiểu rằng trong kinh doanh chẳng có miếng bánh nào phần sẵn, nếu mình không chớp lấy cơ hội thì mình sẽ mãi là kẻ đi sau.

Trong một cuộc “binh biến” của thương trường, người nghèo thì sợ hãi và thận trọng trong đầu tư, người giàu vượt qua sợ hãi và nhìn thấy tương lai của mình ở đó và đó chính là điểm khác biệt giữa người thành công và người không có gì.

Luôn có định hướng rõ ràng và làm việc theo deadline
Họ luôn có những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, hình dung ra bản thân mình muốn trở thành ai và sở hữu được điều gì trong những năm tới. Muốn trở thành ai đó thì họ phải làm gì ở hiện tại, nếu hiện tại họ không có nhiều tiền, họ sẽ tìm cách để tạo ra vốn từ những công việc mà họ giỏi.

Bạn có thể nhìn thấy sếp của bạn 5 hoặc 10 năm về trước, khi họ mới khởi nghiệp. Khi đó họ có gì trong tay, họ đi lên bằng cách nào, tại sao họ lại có vị trí như bây giờ? Nếu có cơ hội để hỏi, bạn hãy hỏi họ những điều ấy, bạn sẽ thấy lộ trình để đi đến thành công của họ luôn là những quyết định đúng dựa trên những kế hoạch đã định, làm nó theo deadline mà họ đặt ra và không bao giờ có sự “tùy hứng” trong cách làm việc của họ.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Vợ lương cao chồng không tưởng

Vợ Vĩnh làm biên tập viên của một trang tin điện tử. Nhìn chung gọi là có công ăn việc làm chứ Vĩnh chưa bao giờ quan tâm đến lương của vợ. Nhìn mặt bằng chung mấy đứa bạn làm truyền thông, nếu chỉ làm nhân viên quèn thì lương ba cọc ba đồng đủ ăn tiêu chứ nếu mắc thêm cái bệnh mua sắm nữa thì thiếu trước hụt sau, Vĩnh chẳng lạ.
Với lại, Vĩnh luôn nghĩ mình là đàn ông, là trụ cột của gia đình nên việc kiếm tiền lo cho gia đình là chuyện đương nhiên, chẳng có gì phải bàn cãi. Vậy nên sau khi cưới, Vĩnh bảo vợ “Hay là em nghỉ việc ở nhà chăm sóc nhà cửa, con cái, để anh kiếm tiền là được rồi”. Loan, vợ Vĩnh nhất định không bằng lòng “Em đã nói ngay từ đầu đây là công việc, là đam mê, là sự nghiệp của riêng em. Có thể với anh chẳng là gì nhưng với em nó rất quan trọng. Chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ lấy một người chồng để nương tựa, dựa dẫm rồi ở nhà làm bà nội trợ cả”. Vĩnh biết tính vợ khá bướng nên thôi kệ, “coi như tiền cô ấy đi làm thì để đổ xăng xe và thuê người giúp việc, thế là hòa”.

Chồng xấu hổ vì…lương vợ quá cao!
Vĩnh làm về IT, làm sếp nhỏ nên mức lương cũng khá, khoảng 15 triệu cộng thêm một vài khoản linh tinh là 20 triệu/ tháng. Thế nhưng anh chỉ đưa cho vợ 10 triệu/ tháng để lo chi tiêu gia đình, số còn lại làm quỹ đen. Với lại Vĩnh nghĩ, nhà chưa có con nhỏ nên thế là nhiều rồi. Anh biết đâu rằng mỗi tháng Loan phải bỏ thêm không ít tiền vào để mua sắm và biếu quà nội ngoại mỗi dịp, cộng với tiền thuê người giúp việc, 10 triệu của chồng thì thấm vào đâu.

Thi thoảng về nhà Vĩnh lại thấy vợ sắm đồ mới. Khi thì cái nồi cơm điện, khi thì thay hẳn cái tủ lạnh mấy chục triệu. Vĩnh càu nhàu “em cứ đi mua trả góp mấy cái này làm gì? Khi nào có khoản mình mua sau, lương anh có vậy, giờ mua sắm thêm mấy cái đắt đỏ lại phải cân đối thu chi, mệt lắm!”. Loan chỉ cười cười “Em có mua trả góp đâu!”. Vĩnh ngạc nhiên lắm “Thế em lấy tiền ở đâu? Bà ngoại cho à?” thì Loan bảo “em có xin bố mẹ tiền bao giờ?”, Vĩnh cứ đờ ra chả hiểu vợ lấy tiền đâu mà mua sắm, hay là…

Có lần Vĩnh hỏi “này, lương của vợ bao nhiêu tiền một tháng?” thì Loan bảo “chồng hỏi làm gì? Đủ tiêu thôi”. Nghĩ chắc vợ ngại nói lương thấp chồng lại coi thường nên thôi không căn vặn nữa.

Mọi thứ trong nhà cứ chạy êm ru như thế, Vĩnh những tưởng với 10 triệu anh đưa, cộng với 5 triệu tiền lương trung bình của vợ thì là đủ cho một gia đình. Cho đến khi vợ Vĩnh ốm, Vĩnh mới té ngửa ra mức lương thật sự của vợ.

Hôm ấy Loan tụt huyết áp, lại thêm thời tiết ẩm ương nên lăn ra ốm, cô giúp việc lại nghỉ về quê, nhà chẳng có ai nên chồng cô bảo đi viện nhất định không đi, Vĩnh nghỉ làm ở nhà chăm vợ. Chăm được có một tý mà kêu gào đủ thứ, nào là em biết một ngày nghỉ của anh bao nhiêu tiền không? Bao nhiêu việc đang chờ, em đi viện bác sỹ người ta khám cho yên tâm này nọ…nấu cho vợ bát cháo cũng kêu ca. Đến mức Loan đang ốm còn phát cáu “Anh cứ đi làm đi mặc kệ tôi, tôi không chết được đâu!” lúc đấy Vĩnh mới im thin thít, nhưng trong lòng chắc cũng khó chịu với vợ.

Chồng xấu hổ vì…lương vợ quá cao!
Đang bón cháo thì thấy điện thoại có tin nhắn, Loan bảo chồng đưa điện thoại cho mình thì Vĩnh có cầm điện thoại, tài khoản ngân hàng hiện lên màn hình ngoài đến 7 con số 0. Vĩnh tròn mắt “ai chuyển tiền cho vợ vậy?” .Loan chép miệng “tiền lương chứ ai chuyển nữa?”.
25 triệu ư? Vĩnh hỏi lại “lương của vợ là bao nhiêu, chồng hỏi thật đấy, trước giờ chồng không quan tâm đâu?”.

“Đấy, lương của em đây!”. Loan đưa điện thoại cho chồng xem lần nữa, Vĩnh choáng quá vì thu nhập của vợ còn cao hơn của mình. Thế mà Vĩnh cứ tưởng…thế mà Vĩnh cứ nghĩ…thế mà Vĩnh đã từng có ý coi thường công việc của vợ…vậy mà cô ấy chẳng bao giờ nói, chẳng bao giờ đòi hỏi chồng phải kiếm thêm để xây dựng gia đình.

Vĩnh bỗng dưng thấy xấu hổ quá! Thế mà anh cứ nghĩ mình oách lắm, một tay lo cho gia đình cơ đấy! Ai dè đâu…

Vĩnh bóp chân cho vợ trong im lặng. Chả biết nói gì vì bỗng dưng sự ngại ngùng, xấu hổ dâng lên. Vĩnh bảo vợ “vợ khỏi ốm nhanh lên để chồng còn đi làm, chồng không thể thua vợ được!”.

Loan chỉ cười “Em chẳng quan tâm chuyện hơn thua của hai đứa mình đâu. Cứ yên ổn thế này là được rồi.”. Loan đã dạy cho Vĩnh một bài học về sự biết mình biết người và đạo vợ chồng thật đắt giá.

Vĩnh nhìn vợ, vừa thấy ngại vừa thấy thương yêu…

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

tâm sự bà mẹ đơn thân

Mình kết hôn chưa được bao lâu thì ly hôn. Nhìn chung, cuộc sống hôn nhân cần nhiều yếu tố nền tảng, mình cũng không phải là mẫu người phụ nữ hoàn hảo để làm vợ, làm bạn, làm người tình của chồng và chồng cũ của mình cũng vậy. Thiên hạ lại bảo “thế không yêu sao còn lấy, sao còn ngủ với nhau?” Ừ, thì thôi miệng đời chín người mười ý, mình cũng chẳng buồn giải thích. Khi yêu thì cái đẹp đẽ phô ra, cái xấu xa đậy lại nên cái gì cũng lung linh hết cả. Về chung một nhà mới thấy trăm chỗ lệch chẳng kê cho vừa. Hết yêu, thấy mọi sự đều nản, thôi thì giải phóng cho nhau. Con cái là món quà của Thượng Đế trao cho phụ nữ, đương nhiên mình sẽ nuôi, như một thiên chức, quyền lợi và trách nhiệm của một người làm mẹ, chưa bao giờ mình coi con cái là cái nợ đời hay vật trao đổi tình yêu, nghĩa vụ giữa vợ chồng.
Tâm sự của một mẹ đơn thân vừa đi làm vừa chăm con!
Ly hôn, tòa bảo chồng cũ phải chu cấp cho con bằng 1 nửa tháng lương theo quy định pháp luật. Thế nhưng từ đó đến nay đã 3 năm, nhưng mình vẫn chưa thấy anh ta chuyển 1 xu vào tài khoản để nuôi con, trừ mấy cái kẹo mỗi lần anh ta muốn đem con đi khoe với bạn bè và chứng tỏ mình là một ông bố có trách nhiệm. Ừ! Mình không muốn trách nữa, nói ra lại thêm tội con mình. Vả lại, mình cũng làm ra tiền nên cũng không quá vất vả khi nghĩ đến cơm áo.

Sáng dậy từ 6h giờ, vệ sinh cá nhân xong xuôi rồi đưa con đi học, mình đi làm. Trộm vía con mình rất ngoan, ăn uống ở lớp tốt, các cô trông trẻ cũng hiền lành, yêu quý. Mình vào ca làm đến 18h chiều là phóng xe về nhà trẻ đón con, tắm rửa, cho con ăn rồi chơi với con đến 10h tối thì hai mẹ con đi ngủ. Cuộc sống cứ trôi đều đều như vậy, nghe an nhàn quá phải không thiên hạ?

Thực tế thì mình không có thời gian để nghĩ đến chuyện riêng tư. Những phút giây nghỉ ngơi cuối tuần mình đều dành cho bạn bè, đó là những người bạn rất cần giữ liên hệ, mình rất coi trọng tình bạn, nhiều khi còn hơn cả tình yêu, vì thế mình không tiếc thời gian dành cho họ, bình thường mình đi làm cả thứ 7, chủ nhật để kiếm thêm. Mình luôn nghĩ “một ngày mình nghỉ là một ngày phí phạm, trong khi còn bao nhiêu việc đang chờ, trong khi nhà còn đi thuê, bảo hiểm nhân thọ hàng năm phải đóng, đủ thứ chi phí sinh hoạt của hai mẹ con, tương lai của con, của mình…mình cần cố gắng hơn”.

Từ ngày làm mẹ đơn thân, mình sợ đủ thứ: Sợ ốm, sợ hết tiền, sợ con ốm, sợ con không ngoan, sợ tổn thương, sợ yêu, sợ chết… nhìn chung, mình thay đổi hoàn toàn so với thời con gái vô âu, vô lo. Mình sống có trách nhiệm với bản thân và với người khác, đó là một cái được khi làm mẹ.

Mình vẫn cố gắng cân bằng công việc và chăm con, tạm thời bỏ qua những mưu cầu cá nhân chính đáng là có một người đàn ông bên cạnh, cho dù mình đã ly hôn 3 năm rồi. Ông trời luôn công bằng, được cái này sẽ mất cái kia, mình nghĩ vậy và hài lòng với bản thân: Mình khỏe mạnh, có công việc ổn định, con ngoan, trộm vía đáng yêu, bạn bè tử tế, chân thành, có những sở thích cá nhân và làm chủ được cuộc đời mình…vậy còn mong gì hơn?

Thi thoảng mệt nhọc, mình cũng hay than thở trên facebook rất "đàn bà" kiểu như “mệt quá đôi chân này…” chỉ vậy thôi, thế nhưng nhiều khi có những cái miệng thiên hạ rất độc ác, họ luôn sẵn sàng làm đau người khác dù chỉ bằng mấy dòng chữ “kêu cái gì? Cứ làm như mỗi mình khổ không bằng? ai bảo bỏ chồng còn kêu, thích tự do thì phải chịu?”. Một người lạ chẳng quen biết sẵn sàng làm tổn thương người khác như thế đấy!

Tâm sự của một mẹ đơn thân vừa đi làm vừa chăm con!
Hôm nay mình ốm, con ốm. Thôi, đành nghỉ một hôm rồi hai mẹ con bồng bế nhau đi khám. Ốm mà, kêu than một chút trên facebook là “mẹ ốm, con cũng ốm, khổ ghê”. Vậy mà có mấy cái miệng thiên hạ comment “Có mỗi cái việc đi làm với trông con mà cũng không xong”. Mình suýt ngất! Mình chẳng buồn nói lại, có lẽ những con người nhàn rỗi ấy, họ chẳng bao giờ đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu hoặc chẳng bao giờ hiểu được cái việc "có mỗi đi làm và chăm con" ấy nó vất vả như thế nào? Nhưng thôi, nói ra lại thành kể lể, xấu tính. Mình chỉ thản nhiên bước qua là được. Từ đấy, mình không bao giờ ca thán trên facebook. Mà khổ, khi mình đăng status vui vẻ thì miệng thiên hạ lại nhảy dựng lên “Bỏ chồng xong có vẻ phởn nhỉ?”. Trời ơi, các người muốn tôi sống sao mới thỏa lòng? Thôi thì chẳng dùng mạng xã hội nữa là xong! Nói thật, các mẹ có vợ có chồng còn toang toác kêu như gà mái, mình chỉ có một mình, vừa làm mẹ vừa làm cha, sống tử tế, mẫu mực được như mình, các mẹ còn chạy dài theo mà học, nhé!
Mình vẫn sống thế, lạc quan, tích cực, yêu mình, yêu con, yêu đời. Không kì vọng nhiều ở bố của con mình, rằng làm bố thì phải thế này thế kia, mình cố gắng sống tốt hơn, mẫu mực hơn để làm tấm gương  sáng cho con. Bỏ qua những cái miệng đời thiển cận để nhìn vào những người bạn chân thành, tốt bụng ở bên cạnh mình. Cố gắng cho mình những niềm vui nho nhỏ mỗi ngày bên những người bạn, cố gắng làm việc thật tốt để có kinh tế ổn định, mua được cái nhà cho an cư, tích tiền để cho con có một tương lai tốt, và dần dần sẽ cởi bỏ hết những sợ hãi vô hình, tin tưởng rằng những gì tử tế mình cho đi, mình sẽ được đáp đền bằng sự chân thành, từ những người mà mình tin yêu…

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Đừng bao giờ tự lừa dối mình

Trong cuộc sống, để tồn tại và thích nghi thì ai cũng thủ sẵn cho mình một vài chiếc “mặt nạ” cảm xúc để tùy cơ ứng biến với những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Việc “đeo mặt nạ” để thích nghi, nói theo logic và khoa học thì đó là kĩ năng sống của bạn.
Thế nhưng, việc bạn sử dụng kĩ năng sống đó vừa đủ hay “quá liều” lại là một vấn đề không nhỏ, vì chuyện tùy cơ ứng biến quá giảo hoạt đôi khi sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái lừa dối chính bản thân mình.

Có thể bạn không ưa một ai đó, bạn thấy phẫn nộ về một điều trái tai nghịch mắt, nhưng vì một động cơ nào đó, bạn nhắm mắt cho qua và sử dụng “kĩ năng sống” của mình để hùa theo đám đông và mất dần đi cái “chất” thực sự bên trong con người bạn. Cái lý lẽ mà bạn cho là đúng nhưng vì bạn đeo mặt nạ quá nhiều, vì bạn muốn làm hài lòng tất cả mọi người nên bạn đã vô tình phản bội lại chính những cảm xúc thực sự của bản thân.

Bạn có thể “lừa dối” mọi người, nhưng đừng bao giờ lừa dối chính mình!
Việc sử dụng “kĩ năng thích nghi” quá liều sẽ đặt bạn rơi vào một thái cực không biết mình là ai và hoang mang với chính bản thân mình, bất an và nghi hoặc mọi thứ. Những “mặt nạ” dưới đây được các nhà tâm lý học phân tích và đưa ra lời khuyên là không nên sử dụng nó một cách thường xuyên, vì nó chính là nguyên nhân khiến bạn mất phương hướng và không tin vào chính bản thân mình!

Luôn tỏ ra mạnh mẽ

Phụ nữ luôn được mặc định là phái yếu, (không phải phụ nữ nào cũng có tâm lý yếu đuối nhưng đa số là vậy). Ai cũng cần bày tỏ những cảm xúc tiêu cực khi buồn chán, muốn khóc thì cứ khóc, buồn thì cứ bảo buồn, cảm thấy mọi thứ rất tệ thì cứ nói là mọi thứ thật chán chết…

Đừng có lúc nào cũng mang cái vẻ “không sao, tôi ổn” trong khi mọi thứ chẳng ổn với bạn một chút nào. Giải phóng cơ thể bằng cách khóc hoặc gào thét khiến bạn trung thực với cảm xúc của mình hơn là việc nín nhịn và tỏ ra là mình vẫn ổn trong khi mọi thứ của bạn be bét.

Bạn có thể “lừa dối” mọi người, nhưng đừng bao giờ lừa dối chính mình!
Sống theo định kiến dư luận

Có khi nào bạn cảm thấy những việc share những câu ngôn tình chán ngắt trên mạng xã hội của những cô gái trẻ là một việc rất rỗi hơi, nhưng vì bạn cảm thấy mình chưa đủ sức mạnh để nói ra ý kiến của mình, và xung quanh bạn thì có quá nhiều phụ nữ rỗi hơi, mơ mộng hão huyền như vậy nên dù không muốn bạn vẫn nhấn nút “like”?
Có bao giờ bạn thấy chướng mắt trước những câu chuyện tình tiền thực dụng kiểu như” Hãy yêu một người đàn ông dám tiêu tiền vì bạn..bla bla…” những tuyên ngôn về tình yêu sặc mùi tính toán, nhưng bạn không đủ dũng cảm để chống lại đám đông rất hung hãn và nguy hiểm sẵn sàng công kích và làm tổn thương bạn, nên bạn phải hùa theo họ mặc dù bạn không muốn?

Nếu hơn một lần bạn rơi vào trường hợp đó, hãy cố gắng sống thật với cảm xúc và chính kiến của chính bản thân mình. Nếu bạn không dám chống lại định kiến đám đông, hãy giữ vững quan điểm của mình và bơ những cái chân lý vớ vẩn kia đi. Hãy sống thật với chính những điều mà nội tâm bạn mách bảo!

Bạn có thể “lừa dối” mọi người, nhưng đừng bao giờ lừa dối chính mình!
Tỏ ra là mình dốt!

Nhiều cô gái hay lầm tưởng là đàn ông thích những phụ nữ ngây thơ và dốt hơn họ, vì thế nên nàng cáo bỗng phải đội lốt cừu để chinh phục gã trai mà cô ấy thích. Hãy quên ngay chân lý vớ vẩn đó, nếu bạn là một cô gái thông mình, bạn hãy chinh phục chàng bởi chính sự trí tuệ của mình. Trên thực tế thì đàn ông luôn háo hức chinh phục một đích đến khó khăn như một cô nàng thông minh, có trí tuệ chẳng hạn. Anh ta sẽ không sợ bạn chỉ vì bạn thông minh đâu, nếu anh ta là người thưc sự “có não”!

Tôi không bao giờ mắc sai lầm!

Bạn sẽ chẳng bao giờ học được điều đúng nếu như bạn chưa từng làm sai, trên đời này có ai là chưa từng phạm sai lầm? Vì thế, đừng đeo mặt nạ đạo đức và phán xét người khác. Hãy nhìn nhận mọi thứ hai mặt, có mặt tích cực sẽ có mặt tiêu cực, quan trọng là sau khi mắc sai lầm, bạn học được gì từ nó và khắc phục nó ra sao? Nhìn nhận đúng vào thực trạng của bản thân sẽ khiến bạn không phải phân vân hay đổ lỗi cho một vấn đề khác quan nào đó khi bạn xảy ra biến cố.

Bạn có thể đeo mặt nạ với mọi người, nhưng đừng bao giờ đeo mặt nạ với chính mình!

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Tâm thế của người thành công

Lý do của sự lưỡng lự này là vì họ lo sợ việc từ chối sẽ làm xấu đi hình ảnh một nhân viên siêng năng, nhiệt tình; bên cạnh đó sự lo lắng sẽ vuột mất các cơ hội thăng tiến nếu không chấp nhận giúp đỡ cũng góp phần tạo nên tâm lý trên.
Trên thực tế, trái với những suy nghĩ thường gặp, nếu đưa ra lời từ chối phù hợp, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt mọi người. Ngoài ra, đảm đương thêm công việc không nằm trong nhiệm vụ khiến bản thân cảm thấy căng thẳng và hiệu suất làm việc có thể bị giảm đi. Biết cách từ chối cũng giúp loại bỏ những xao nhãng tác động đến mục tiêu tiên quyết của bản thân. Dù vậy, việc đưa ra lời từ chối thật sự không dễ dàng bắt nguồn từ tâm lý muốn chiều lòng tất cả mọi người.
Người thành công nói lời từ chối khác bạn như thế nào?
Cách thức đối mặt vấn đề
Phải hành xử thế nào cho phù hợp và giữ được hòa khí lâu dài? Trang tuyển dụng CareerBuilder đã tổng hợp một số biện pháp của các chuyên gia nhân sự để giúp bạn từ chối thực hiện những nhiệm vụ bạn không mong muốn mà không gây ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như con đường thăng tiến lâu dài.
1. Thay đổi cách nghĩ
Suy nghĩ phổ biến mọi người thường mang là họ sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội thăng tiến khi đưa ra lời từ chối nhiệm vụ được giao. Hãy thay đổi suy nghĩ trong chính bản thân mình! Thật ra “từ chối” không đồng nghĩa với việc bạn không thể hiện hết mình trong công việc. Nghĩ theo một hướng khác, từ bỏ những công việc không liên quan là một cách tiết kiệm thời gian giúp bạn thật sự tập trung vào những mục tiêu quan trọng. Hiểu rõ bản thân để quyết định việc gì cần ưu tiên thực hiện sẽ là một yếu tố dẫn lối đến thành công rực rỡ về sau.
Người thành công nói lời từ chối khác bạn như thế nào?
2. Mạnh dạn nói lời từ chối
Rất nhiều nhân viên cảm thấy ngại ngùng khi phải từ chối đồng nghiệp/cấp trên khi được yêu cầu hỗ trợ. Trên thực tế, việc nói lên quan điểm, ý kiến cá nhân về công việc được giao và từ chối khi thấy không phù hợp sẽ tạo một ấn tượng ngược lại. Cụ thể như cách bạn đưa ra ý kiến sẽ chứng tỏ bạn là một người có tầm nhìn, kế hoạch và chính kiến của cá nhân, bạn có thể làm chủ được tình thế và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.
3. Hãy thẳng thắn
Một trong những lý do của việc không thể từ chối những lời đề nghị không phù hợp đó là bạn sợ sẽ làm tổn thương người khác. Hãy nhìn nhận vấn đề này thật rõ ràng, mối quan hệ đồng nghiệp sẽ không thể cải thiện nếu một phía cảm thấy không hài lòng, bạn không làm tổn thương họ - chỉ đơn giản là từ chối một lời đề nghị. Vậy nên hãy thật thẳng thắn và giải thích rõ ràng lý do bạn cảm thấy không thích hợp, đối phương sẽ tôn trọng và hiểu được vấn đề.
4. Loại bỏ cảm giác có lỗi
Hãy ghi nhớ rằng bạn luôn được lựa chọn giữa việc “giúp đỡ” hay “không giúp đỡ”. Đừng cảm thấy có lỗi khi từ chối. Đặt trường hợp bạn chấp nhận lời đề nghị công việc nhưng trên thực tế bản thân lại không có đủ thời gian, khả năng, nguồn lực để đảm bảo nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả. Điều này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người đã tin tưởng khả năng và cần đến sự trợ giúp của bạn.
Người thành công nói lời từ chối khác bạn như thế nào?
5. Lựa chọn cách nói lời từ chối
Một nghiên cứu được thực hiên bởi Chicago Journal cho thấy rằng việc bạn lựa chọn từ ngữ để từ chối sẽ  tạo ra cảm giác tích cực hoặc tiêu cực. Sử dụng câu “Tôi sẽ không làm việc này” sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn so với câu“Tôi không có khả năng làm việc này”. Giám Đốc Trung Tâm Motivation Science - Heidi Grant Halvorson cho biết: “Khi sử dụng câu nói – “Tôi sẽ không làm việc này”, câu nói này thể hiện phương án bạn lựa chọn, tạo hiệu ứng sức mạnh khiến đối tác tôn trọng quyết định của bạn. Trong khi đó – “Tôi không thể làm việc này” lại là một câu nói làm giảm đi giá trị, quyền lực trong mắt người còn lại”
6. Quyết định nhận lời giúp đỡ đắc nhân tâm
Sau khi xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề được đề nghị, hãy chỉ chấp nhận những yêu cầu cần hỗ trợ nếu bạn cảm thấy bản thân thật sự hào hứng. Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp - Lindsay Olson cho biết: “Trước khi đồng ý bắt tay thực hiện việc gì, hãy cân nhắc liệu bạn có thật sự muốn làm hay cảm thấy lời đề nghị đó như một gánh nặng bắt buộc phải thực hiện.”

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Học cách tiết kiệm chi tiêu cho chị em công sở

Sử dụng 1 điện thoại di động

Thời đại điện thoại di động phủ sóng toàn dân thế này thì việc gia đình bạn sử dụng một thuê bao điện thoại cố định trở thành thừa thãi. Hãy mạnh dạn cắt hẳn thuê bao đó nếu không thực sự cần thiết, chị em sẽ giảm thiểu được một khoản tiền tuy không nhiều nhưng cũng có thể mua sắm được một số thứ khác thay vì lãng phí chúng.
Rút các rắc cắm điện khi không sử dụng

Các thiết bị điện như lò vi sóng, TV, đầu DVD, tăng âm loa đài…luôn có chế độ chờ ngay cả khi bạn không sử dụng thì vẫn tốn điện. Hãy rút rắc cắm nếu bạn ngưng sử dụng nó, đó là một cách để bạn tiết kiệm điện.

Chị em công sở đã biết cách tiết kiệm chi tiêu cho  gia đình?
Nấu ăn tại nhà

Nấu ăn tại nhà ngoại việc tiết kiệm chi phí đáng kể còn là sợi dây thắt chặt tình cảm gia đình. Chính vì thế, dù bạn có bận rộn đến mấy cũng nên nghĩ đến việc cần phải có những bữa cơm gia đình quay quần để kết nối hạnh phúc.

Mua sắm như mua buôn

Việc chị em mua hàng với số lượng lớn, tuy lúc đầu phải chi ra một khoản tiền lớn nhưng những tháng sau bạn lại giảm được những khoản lớn nhờ việc mua buôn. Các mặt hàng mua với số lượng lớn thường được chiết khấu cao và tằng kèm thêm nhiều khuyến mại, tích điểm.

Ngoài ra còn có dịch vụ mua chung (nhiều người cùng mua một loại sản phẩm sẽ được giảm giá rất lớn so với một người mua) kích cầu mua sắm cho mọi người. Đây là một kênh mua sắm đánh mạnh vào số lượng người mua và tâm lý “mua buôn” của khách hàng, chị em cũng có thể rủ nhau cùng sử dụng kênh mua sắm này để mua các sản phẩm với giá cả rất ưu đãi.

Chị em công sở đã biết cách tiết kiệm chi tiêu cho  gia đình?
Không nên mua sắm theo các nhãn hiệu nổi tiếng

Hãy chỉ lựa chọn những sản phẩm mà mình đã và đang sử dụng, hợp với túi tiền của gia đình. Tâm lý sính ngoại là con dao cắt thẳng vào hầu bao của các gia đình mà người quản lý chính là các mẹ các chị.

Hàng nội có xuất xứ rõ ràng, được kiểm chứng chất lượng thì tiêu chuẩn cũng tương đương với hàng ngoại (dựa theo tiêu chuẩn đo lường quốc tế).

Vì thế, sử dụng các nhãn hiệu quen thuộc là một cách để tiết kiệm chi tiêu, ngoài ra  còn thể hiện lòng yêu nước thông qua việc sử dụng sản phẩm trong nước, do người Việt Nam sản xuất.

Hãy mua những sản phẩm tốt nhất kể cả là đắt đỏ

Chẳng có sản phẩm nào đáp ứng nổi 3 tiêu chí “tốt – rẻ  -bền” cả. Tất cả các mặt hàng, các sản phẩm đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Nếu sản phẩm đó tốt nhất  -bền nhất thì không thể có giá rẻ nhất.

Vì thế, bạn đừng tin vào những lời quảng cáo “3 nhất”. Mua sắm theo tiêu chí “mãi mãi với thời gian” thì nên dành một khoản đủ để mua một sản phẩm tốt nhất trong khả năng của bạn. Những sản phẩm cần có chất lượng tốt, sử dụng lâu bền như: giường, tủ, bàn ghế, đồ điện lạnh… thì nên mua những sản phẩm có thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường, có chế độ bảo hành lâu dài và chăm sóc khách hàng nhiệt tình.

Chị em công sở đã biết cách tiết kiệm chi tiêu cho  gia đình?
Rà soát lại những dịch vụ mà bạn đang sử dụng
Hãy xem lại những dịch vụ mà bạn lâu rồi không sử dụng như: thẻ tập gym, các thẻ khuyến mại, thẻ tín dụng….nếu bạn ít có nhu cầu sử dụng, hãy cắt ngay những khoản phát sinh và lựa chọn một phương pháp khác tương tự mà lại giảm chi phí. Ví dụ thay vì tập gym bạn có thể đi bộ, tập aerobic tại công viên gần nhà, thẻ khuyến mại sử dụng hết lượt, thanh toán bằng tiền mặt để biết quản lý rõ ràng.

Những mẹo trên được áp dụng triệt để thì chị em sẽ có một khoản kha khả để ra mỗi tháng. Thời buổi “người khôn của khó” thì bài học tiết kiệm luôn là một bài toán mà ai cũng phải giải đố cho bằng được để cuộc sống được thoải mái hơn dù do giá tăng mà lương vẫn vậy!